BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÝ SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH

TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ

AN TOÀN TRƯỚC SINH & SƠ SINH VỮNG BƯỚC TƯƠNG LAI

Dị tật bẩm sinh là những khiếm khuyết của cơ thể trẻ mắc phải khi thụ thai. Tỉ lệ dị tật bẩm sinh và di truyền ngày càng tăng, gặp trong 30% các bệnh nhập viện ở trẻ em, 20% tử vong sơ sinh và 50% tử vong ở trẻ em, > 50% sẩy thai trước 13 tuần do rối loạn nhiễm sắc thể. Dị tật bẩm sinh và di truyền khó điều trị, tốn kém và chất lượng cuộc sống kém.

Ngày nay, với nền y học tiên tiến, cha mẹ có thể phát hiện các dị tật ở thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Để phòng tránh gánh nặng này, phụ nữ mang thai nên làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sau sinh vào những thời điểm quan trọng sau đây.

LỢI ÍCH CỦA SÀNG LỌC TRƯỚC SINH VÀ SÀNG LỌC SƠ SINH

Các tế bào gốc tạo máu (HSCs) chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch. Mục đích của hoạt động lưu trữ tế bào gốc cho bé này là để khi cần có thể lấy ra chữa bệnh cho chính người sở hữu dây rốn đó hoặc các thành viên khác trong gia đình.

Lợi ích của sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh:

  1. Cơ hội sinh con khỏe mạnh nhiều hơn.
  2. Giảm lo lắng về khả năng sinh con bị dị tật.
  3. Lựa chọn ngưng thai kỳ khi phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
  4. Có kế hoạch sinh và chăm sóc trẻ bị dị tật một cách tốt nhất trong trường hợp thai phụ quyết định giữ thai.
  5. Giảm chi phí cho gia đình và xã hội.
  6. Góp phần cải thiện chất lượng dân số.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÀNG LỌC TRƯỚC VÀ SAU SINH

Sàng lọc giúp phát hiện sớm các bất thường bẩm sinh; giúp trẻ được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh của trẻ từ giai đoạn thai còn nằm trong bụng mẹ và ngay sau khi trẻ ra đời.

Đối với trẻ sơ sinh và gia đình: ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sau sinh góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, giúp cho trẻ sinh ra đời phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, phòng ngừa các hậu quả nặng nề của bệnh và cải thiện tương lai phát triển của trẻ.

Đối với xã hội: Phương pháp này giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, đem lại hiệu quả rất lớn

Chỉ có tại bệnh viện phụ sản Hà Nội

Đặt trước khám với bác sỹ đầu ngành, không phải chờ đợi, đi luồng riêng.

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH

Sàng lọc dị tật bẩm sinh áp dụng đối với tất cả các thai phụ đến thăm khám tại các cơ sở sản khoa

  1. Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên;
  2. Thai phụ có tiền sử bị sảy thai tự nhiên, sinh con dị tật, thai chết lưu hoặc có con chết sớm sau sinh;
  3. Tiền sử gia đình thai phụ hoặc chồng đã có người được xác định bị dị tật bẩm sinh hoặc bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Đao (Down), Ét-uốt (Edward), Pa-tau (Patau), Tuốc-nơ (Turner)… hoặc mắc các bệnh di truyền như: Ta-lát-xê-mi-a (Thalassemia), tăng sản thượng thận bẩm sinh, loạn dưỡng cơ Đu-xen (Duchenne), teo cơ tủy,…;
  4. Cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống;
  5. Thai phụ nhiễm vi-rút Rubella, Herpes, Cytomegalovirus…;
  6. Thai phụ sử dụng thuốc độc hại cho thai nhi hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại;
  7. Thai nhi có dấu hiệu nghi ngờ bất thường về hình thái, cấu trúc trên siêu âm hoặc xét nghiệm máu có phát hiện bất thường.

Chỉ có tại bệnh viện phụ sản Hà Nội

Đặt trước khám với bác sỹ đầu ngành, không phải chờ đợi, đi luồng riêng.

CÁC BƯỚC SÀNG LỌC CHUẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH

  1. Khi có tim thai, thai phụ làm xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe gồm: huyết đồ, đường huyết, nhóm máu, yếu tố Rhesus.
  2. Tầm soát bệnh Thalassemia thai nhi bằng xét nghiệm huyết đồ của bố mẹ.
  3. Tầm soát thai tích dịch bằng Rhesus, TORCH và siêu âm.

Siêu âm hình thái thai nhi:

  • Đo độ mờ da gáy vào tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down (Trisomie 21), hội chứng ADWARD (Trisomie 18), hội chứng PATAU (Trisomie 13).
  • Phát hiện các dấu hiệu bất thường khác như: thai vô sọ, khe hở thành bụng, cột sống chẻ đôi, bất sản xương mũi và các bất thường nặng khác.

Xét nghiệm máu mẹ:

  • Xét nghiệm 2 chất (Double test: PAPP-A và Free beta HCG) kết hợp với các yếu tố như: tuổi mẹ, xương mũi, độ mờ da gáy…giúp đánh giá nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 13 và Trisomy 18 và một số bất thường nhiễm sắc thể khác của thai nhi, bất sản xương mũi, xương hàm trên ngắn, một động mạch rốn (trisomy 18), bàng quang to 7 – 15mm (20% trisomy 21), nhịp tim nhanh (trisomy 13, XO) hoặc chậm (trisomy 18) (BT 170 l/p – 155l/p), thai chậm tăng trưởng trong tử cung, doppler bất thường ống tĩnh mạch…
  • Xét nghiệm máu thường quy, viêm gan B, HIV, Rubella…

Sinh thiết gai nhau để chẩn đoán xác định các trường hợp:

  • Được thực hiện sau tuần lễ thứ 10 khi có nghi ngờ các bất thường qua siêu âm hoặc xét nghiệm máu mẹ;
  • Tiền sử thai phụ có con bị dị tật bẩm sinh hoặc bất thường nhiễm sắc thể;
  • Tiền sử gia đình có người bị chậm phát triển hoặc dị tật bẩm sinh;
  • Cha hoặc mẹ thai nhi đã được chẩn đoán là người mang bất thường cấu trúc của nhiễm sắc thể…
  • Thử triple test, siêu âm 4 chiều, xét nghiệm di truyền: chọc hút nước ối, sinh thiết gai nhau, máu cuống rốn.
  • Tuần thứ 14 – 21: làm Triple test tầm soát nguy cơ hội chứng Down, hội chứng ADWARD và khuyết tật ống thần kinh thai nhi.
  • Tuần thứ 21 – 24: khảo sát hình thái học qua siêu âm có thể xác định.
Siêu âm thai có vai trò quan trọng trong chẩn đoán thai chậm tăng trưởng, dây rau quấn cổ thai, rau tiền đạo, rau bám màng, rau cài răng lược giúp cho bác sỹ chủ động lựa chọn phương pháp sinh đường âm đạo hay đẻ mổ; thời điểm đẻ và tiên lượng cuộc đẻ.

CÁC BƯỚC SÀNG LỌC SƠ SINH

Thời điểm lấy mẫu máu sơ sinh tốt nhất là 48 giờ sau sinh. Những trẻ sơ sinh rời cơ sở sản khoa sớm hơn thời gian này, cần lấy mẫu máu trước khi rời cơ sở sản khoa, nhưng thời điểm lấy mẫu máu phải sau khi sinh 24 giờ.
Lấy máu gót chân: Nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh phải được đào tạo và có khả năng thực hiện kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân sơ sinh.

Các bệnh được sàng lọc, chẩn đoán sơ sinh hiện nay và các xét nghiệm sử dụng trong sàng lọc:

  • Sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh
  • Hội chứng giảm sản tim trái, tật chít hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot, tật trở về bất thường hoàn toàn của tĩnh mạch phổi…
CÁC DỊCH VỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

KHÁM VỚI CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU VIỆT NAM VỀ SẢN PHỤ KHOA

  • Khám chữa bệnh Sản Phụ khoa, Nam khoa và Hỗ trợ sinh sản; công tác Kế hoạch hóa gia đình; sàng lọc và điều trị Ung thư phụ khoa; Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.
  • Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh thuộc phạm vi chuyên khoa của Bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
  • Giải quyết các bệnh thuộc chuyên khoa bằng các phương tiện hiện có.
  • Tham gia khám giám định sức khỏe và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

Đặt khám tại bệnh viện phụ sản Hà Nội

Đặt trước khám với bác sỹ đầu ngành, không phải chờ đợi, đi luồng riêng.